Trong nghệ thuật Lạp_Hộ

Phương Tây

Ánh sáng ban ngày tạo thành hình ảnh chòm sao Lạp Hộ trong nhà thờ thánh PhêrôFirminy, Pháp.

Chòm sao Lạp Hộ được đề cập trong nhiều tác phẩm kinh điển của văn học phương Tây như hai sử thi OdýsseiaIliad của Homer, sử thi Aeneis của Virgil, hay là trường ca Thiên đường đã mất (Paradise Lost) của nhà thơ Anh John Milton.

Trong kiến trúc hiện đại, chòm sao Lạp Hộ cũng được kiến trúc sư Le Corbusier sử dụng khi thiết kế công trình cuối cùng của đời mình: nhà thờ thánh PhêrôFirminy, Pháp. Ông để hở các lỗ trên trần nhà thờ để vào ban ngày, ánh sáng tự nhiên sẽ chiếu qua các lỗ đó, tạo thành hình ảnh chòm sao Lạp Hộ trên một bức tường trong nhà thờ.[8]

Các nước Á Đông

Trong Kinh Thi của Trung Quốc, ba ngôi sao ở giữa chòm Lạp Hộ được gọi là sao Sâm (參), và thường đi đôi với sao Thương (商) mà thiên văn học ngày nay gọi là Antares. Vì vào mùa đông và mùa xuân, hai sao Sâm và Thương cùng mọc ở cùng một khoảng trời và lặn ở khoảng trời đối diện, song sao Thương chỉ mọc khi sao Sâm đã lặn nên người Trung Quốc đã ví hai ngôi sao này như hai người bạn, hoặc hai tình nhân dù hợp nhau đến mấy cũng không thể đến được với nhau.[9] Đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam đã mượn điển tích này trong một đoạn Truyện Kiều, khi nhân vật chính là Thuý Kiều nói với Thúc sinh về việc hai người họ dù yêu nhau mà phải chia xa:

Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòngTại ai, há dám phụ lòng cố nhân?[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lạp_Hộ http://www.winshop.com.au/annew/Orion.html http://www.museum.vic.gov.au/planetarium/constella... http://www.allthesky.com/constellations/orion/ http://www.seds.org/Maps/Stars_en/Fig/orion.html http://vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd1/b1s91.png http://www.vutrutrongtamtay.org/2014/01/tinh-van-d... http://www.vutrutrongtamtay.org/2014/01/tinh-van-l... http://www.vutrutrongtamtay.org/2014/12/su-dung-ba... http://www.vutrutrongtamtay.org/2015/04/moi-han-th... http://www.coldwater.k12.mi.us/lms/planetarium/myt...